Điều đầu tiên mình muốn nói là mình không phải một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bóng đè. Mình tự nhận mình là một chuyên gia về bóng đè vì mình đã trải nghiệm điều nay cả trăm lần. Tần suất trung bình là 2 lần trong 1 tuần, liên tục từ khi mình lên 7.
Với chút hứng thú về não bộ và con người vốn có, mình cũng tìm hiểu ít nhiều trên Internet về hiện tượng này. Mình càng ngày càng hiểu rõ về nó qua mỗi lần bị, và đồng thời xác nhận những thông tin mình đã đọc được là đúng hay sai. Vì vậy, với kinh nghiệm bóng đè thâm niên, mình tự tin có thể giúp các bạn đang phải trải qua những điều tương tự trong bài viết này.
Mục lục
Sự thật về bóng đè
Bản chất thực sự của bóng đè
Nếu bạn còn nghĩ bóng đè là một chuyện tâm linh, hay do một thế lực hắc ám nào đó đang cố gắng cho bạn bay màu thì mình khẳng định là KHÔNG. Bóng đè cũng chỉ là một trong những hiện tượng bạn có thể gặp và hoàn toàn không có chút dính dáng gì tới chuyện tâm linh hay thần thánh, ma quỷ nào.
Bóng đè (tên tiếng anh là sleep paralysis) là một hiện tượng không hiếm gặp, và có ít nhất 40 % dân số đã trải quả chuyện này ít nhất một lần. Bóng đè, theo quan điểm của mình, là khi cơ thể của bạn được ra lệnh tiến vào trạng thái NGỦ, nhưng não bộ thì vẫn hoàn toàn TỈNH TÁO.
Để các bạn hiểu rõ hơn câu trên, mình sẽ lấy ví dụ như sau: Mức 10 sẽ là mốc chúng ta hoàn toàn tỉnh táo, và mức 1 sẽ là mức chúng ta đang ngủ sâu nhất. Với một người bình thường và một ngày bình thường không bị bóng đè, khi họ tắt đèn, đắp chăn và đi ngủ, thì sau đó khoảng thời gian ngắn, cả cơ thể và não bộ sẽ dần chuyển từ mốc 10 về mốc 8,7,.. và tiến vào trạng thái ngủ.
Nhưng khi chúng ta trải nghiệm hiện tượng bóng đè, phần cơ thể sẽ được lệnh đi ngủ và xuống tầm mốc 6,7. Còn bộ não lại mắc kẹt ở mốc 10. Được rồi, giờ đi chi tiết hơn nào. Bạn có để ý là mình sẽ ít cử động hơn khi đang ngủ ? Đó là vì cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra một chất ( mà mình quên tên rồi ) làm tê liệt cơ bắp để hạn chế lại việc cơ thể hoạt động, thuận tiện hơn cho việc nghỉ ngơi.
Chính chất này là thứ cơ thể bạn sẽ nhận được khi các bạn bị bóng đè, đây là lý do “trên bảo dưới không nghe” theo đúng nghĩa đen, các tín hiệu não bộ ra lệnh lúc này sẽ không có tác dụng, dân đến việc bạn có cố cử động tay chân đến mấy cũng không được. Chất này sẽ lan khắp cơ thể bạn và dần dần lan đến vùng não. Điều gì xảy ra khi nó lan đến não ư ?
Không có gì cả, não bạn sẽ từ từ đi vào giấc ngủ. Nhưng mọi chuyện không đơn giản vậy, bạn chính là người ngăn cản việc này. Vì khi bị bóng đè, đa số chúng ta sẽ chỉ sợ hãi và cố thoát ra khỏi trạng thái ấy. Điều này khiến chất đó càng không tiếp cận được đến não, và chuyện giằng co này cứ thế xảy ra đến khi nào bạn bật được dậy. Bạn mệt mỏi, đổ mồ hôi, và cố đi ngủ lần nữa. Nếu mọi chuyện thuận lợi, não và cơ thể của bạn lần này sẽ cùng nhau đi vào giấc ngủ ( còn với mình có thể bị lần 2, lần 3 tiếp theo là chuyện bình thường ).
Tại sao bạn lại cảm thấy sợ hãi khi bị bóng đè
Ok, vậy là bạn đã hiểu tổng quan về bóng đè và cách nó diễn ra. Nhưng tại sao có rất nhiều người cho rằng họ đã trải qua những chuyện kinh khủng như ma quỷ, hay hoảng sợ tốt độ ? Phần này hơi khó hiểu nhé, mong bạn cố gắng theo dõi. Đây chính là lý do cho mọi chuyện: trong khi bị bóng đè BẠN SẼ TRẢI NGHIỆM MỘT GIẤC MƠ GIỮA THẾ GIỚI THỰC. Hở ?
Vậy thì tuyệt quá còn gì, chứ tại sao lại sợ ? Nhưng bình tĩnh bạn ơi, giấc mơ về bản chất thì giống giấc mơ thông thường, nhưng nội dung của giấc mơ này lại rất khác, vì nó bắt đầu bằng nỗi sợ. What ? Vậy là mình cảm thấy sợ trước, chứ không phải gặp phải những điều kỳ dị trong bóng đè rồi mới sợ ? Chính xác ! Nỗi sợ ấy bắt nguồn từ 3 lý do sau:
What the f* is happening with me ?
Với những người lần đầu trải nghiệm bóng đè, đây là một trải nghiệm mới hoàn toàn. Vì vậy nỗi sợ hãi vì không biết chuyện gì đang xảy ra với mình, và họ càng cảm thấy sợ hơn vì không thể cử động tay chân hay kêu cứu.
Thấy khó thở
Khi bạn đang hoảng loạn vì không biết chuyện gì xảy ra với mình thì việc hoảng loạn này ngốn rất nhiều oxi trong máu. Khác với khi bạn tỉnh, khi thấy thiếu oxi bạn sẽ thở mạnh hơn để bù đắp lại, nhưng vấn đề ở chỗ, MŨI BẠN ĐANG TRONG TRẠNG THÁI NGỦ cho nên nó sẽ giữ nguyên tốc độ hít vào thở ra, dẫn tới việc bản cảm thấy cực kỳ khó thở. Nỗi sợ lại được tăng thêm nữa.
Xã hội đồn đại rằng gặp ma khi bị bóng đè
Tệ hơn là khi mọi người lan truyền nhau về việc gặp người âm hay ma quỷ trong lúc bị bóng đè và bạn vô tình nghe phải. Đến khi bạn bị bóng đè, bạn nghĩ “ Thôi con tới số rồi”, việc nghĩ mình sẽ gặp ma quỷ sẽ càng làm bạn sợ hơn.
Okay vậy sau khi bạn hoảng sợ, điều gì sẽ xảy ra ? Mình đã nói giấc mơ ( hay chính là những điều mình nhìn thấy và cảm thấy ) khi bị bóng đè là một giấc mơ đặc biệt như trên. Giấc mơ này sẽ phản ánh lại tất cả những gì bạn đang suy nghĩ và cảm xúc trong đầu. của bạn. Nó có thể là sự hạnh phúc, phấn khởi, nhưng như mình đã phân tích phía trên, 90% nó là nỗi sợ.
Chỉ cần bạn có một thoáng suy nghĩ về sự xuất hiện của ma quỷ, não bộ sẽ tự định hình và cho xuất hiện một con quỷ trước đầu giường bạn. Trong giấc mơ này, 1 suy nghĩ thoáng qua cũng sẽ đủ để bị khuếc đại, và tạo thành một hình ảnh trước mặt bạn. Bạn không chỉ nhìn thấy những điều tồi tệ đó, mà bạn sẽ cả nghe thấy, và cảm nhận thấy ( Để cho dễ hiểu hãy nghĩ giống như trong giấc mơ bình thường của bạn, bạn nghe thấy các âm thanh trong giấc mơ đó, và cũng cảm giác thấy đau, hay cảm giác chạm vào vật gì đó trong mơ).
Vì vậy những người nói rằng họ đã nhìn thấy ma và cảnh báo bạn, thực ra họ không hề nói dối, họ đúng là nhìn thấy và cảm thấy ma thật, chỉ là con ma trong trí não của chính họ thôi. Thêm một lưu ý nữa, là so với một giấc mơ thông thường, trải nghiệm của bóng đè còn thật hơn rất nhiều lần đến nỗi bạn sẽ cảm thấy đó mới là thế giới thật vậy.
Bạn nên làm gì khi bị bóng đè ?
Nếu bạn hiểu được toàn bộ những điều trên của mình, thì mình nghĩ bạn cũng đã hiểu kha khá về bóng đè rồi đó, và khi đã hiểu rõ là bóng đè chả có quái gì đâu, toàn do tự bản thân mình nghĩ ra thôi, thì điều đầu tiên bạn cần làm khi bị bóng đè là:
Giữ bình tĩnh, không hoảng loạn
Khi bạn giữ được tâm lý ổn định, nỗi sợ sẽ biến mất và chả có gì khác xảy ra cả. Lúc này bạn sẽ có thời gian để để ý đến việc cái chất mình nói phía trên đang lan truyền trong cơ thể. Bây giờ bạn có 2 lựa chọn:
Lựa chọn 1: bật dậy.
Đương nhiên ai cũng muốn dậy, nhưng mình khẳng định việc này không dễ dàng. Mình sẽ gửi các bạn cách bật dậy hiệu quả nhất như sau: Bạn có thể thử làm luôn cũng được, sau khi nín thở, hãy cố gắng gồng người, và hãy cảm giác như bạn đang đẩy một thứ gì đó đang lan truyền dần đến não bạn xuống phía dưới. Trong khi bạn đang đẩy, hãy cố gắng cử động 2 VAI hoặc ĐẦU. Lưu ý là đừng cố cử động ngón tay, chả có tác dụng gì đâu.
Lựa chọn 2: Không làm gì cả.
Nghe không làm gì cả là dễ nhưng thật ra lại khó. Nguyên lý là hãy để chất tê liệt ngăn cản hành động của cơ bắp đó đến não bộ. Và thả lỏng cơ thể, bình tĩnh, não bộ cũng sẽ dần đi vào trạng thái ngủ giống như cơ thể vậy.
Những điều thú vị tôi có thể làm với bản thân mình
Dễ dàng bật dậy khi bị bóng đè
Điều này đối với mình là quá dễ, thậm chí mình có thể đẩy đi đẩy lại chất làm tê liệt nói trên theo ý muốn.
Tự làm bản thân rơi vào trạng thái bóng đè.
Oke, mình biết nghe nó ngu người và chẳng có tác dụng gì, cơ mà mình đã bị nhiều đến nỗi mình có thể tự tái hiện cho cơ thể bị bóng đè theo các cách khác nhau.
Có giấc mơ bóng đè thú vị
Như đã nói phía trên giấc mơ bóng đè sẽ là sự phản ánh và khuếc đại của mọi suy nghĩ và cảm xúc trong bạn. Và mình khi đã trải qua quá nhiều lần bóng đè, chẳng còn một chút cảm giác sợ hãi nào nữa, thay vào đó mình có thể tạo ra một giấc mơ theo cảm xúc mình muốn ( gần giống như mơ tỉnh – Lucid dream).
Một số câu hỏi mình hay gặp
Q: Bạn có đang mở mắt khi bị bóng đè ?
A: Thường là sẽ hơi mở ra một chút, bé đến nỗi người khác sẽ không nhận ra bạn đang mở mắt.
Q: Mấy lần mình cố cử động ngón tay, liệu mình có cử động được thật không hay do mình tưởng tưởng ?
A: Nhiều trường hợp là bạn không cử động được nhưng nghĩ rằng là có cử động. Tuy nhiên nếu cố gắng thì cử động ngón tay là có nhé.
Q: Lần đầu bạn có sợ không ?
A: Sợ vãi tè ấy chứ, mình đã có nhiều giấc mơ bóng đè kinh dị.
#j2team_share
#j2team_discussion