Bệnh ĐAU DẠ DÀY chữa sao cho đúng?

goole news

Trong bài chia xe tổng thể mình đã phân tích chi tiết về nguyên nhân, trong phần chia sẻ này mình chỉ tóm tắt để hướng dẫn các bạn từng bước cụ thể trong việc chữa trị cho bản thân.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Xuất phát từ công việc, gia đình

Trong xã hội hiện nay hầu hết các ngành nghề kể cả học sinh đều bị tác động vô cùng lớn của áp lực, giờ giấc làm việc, đặc tính nghề nghiệp và thói quen sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến vấn đề ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ, ví dụ:

Nghề đầu bếp phải thường xuyên làm việc thất thường, nêm, nếm…và giờ giấc ăn uống không ổn định, khi cơ thể còn khỏe mạnh không để ý nên có thể vội không ăn sáng, hoặc ăn trưa muộn, ăn tối muộn…. làm cho dạ dày luôn trong tình trạng kích thích tiết axit khi nên nếm thức ăn, nhưng lại không đủ thức ăn trong khoang dạ dày vào giờ theo nhịp sinh hoạc phải ăn… lúc đầu cơ thể còn chịu được, chưa biểu hiện nhiều, nhưng dần dần do ăn uống sinh hoạt không điều độ, dạ dày thường xuyên bị kích thich tiết ai xít, bụng dư thừa a xít lại thường xuyên không đủ lượng thức ăn theo nhịp sinh học (giờ ăn sáng, trưa, tối) để axit tiêu hóa ..

=> dẫn đến dần dần hệ tiêu hóa hoạt động thất thường đặc biệt là việc bơm proton dạ dày trong việc tiết axit dẫn đến hiện tượng mất kiểm soát tiết axit dạ dày tạo ra một trong những nguyên nhân dư thừa axits và trào ngược qua tậm vị lên thực quản đồng thời làm mòn niêm mạc dạ dày khi dư thừa axits làm mất cân bằng độ PH của dạ dày. Cac công việc về máy tính cũng vậy, mải làm việc, ngồi giờ này qua giờ khác, quên ăn, quên ngủ….kể cả là học sinh, thậm chí là người tưởng như nhàn rỗi khi nhà có điều kiện chẳng phải làm gì dẫn đến thức muộn để lang thang trên mạng, đọc truyện, xem film…, sáng dậy muộn, ăn muộn, trưa mới đi uống café, 2h chiều mới ăn trưa… đều có nguy cơ cao bị trào ngược và rối loạn thần kinh thực vật.

Nhưng rõ ràng không phải người nào làm đầu bếp, hay làm máy tính, hay nhàn rỗi… cũng bị dạ dày và trào ngược hoặc nếu có bị cũng rất nhẹ hoặc không rõ ràng, điều này nói đến một vấn đề nữa là đối những người tâm lý chưa không được vững vàng, hoặc còn trẻ chưa trải nghiệm cuộc sống, hoặc luôn cầu toàn trong công việc và cuộc sống…. trong quá trình làm việc sẽ tạo ra cảm giác muốn mọi thứ phải tốt, hoàn hảo theo ý mình, kể cả việc ăn uống, nghỉ ngơi… dẫn đến khi không đạt được theo ý muốn sẽ cảm giác khó chịu, cáu bẳn, ức chế, buồn phiền, lo lắng…..

Và tất cả các cảm xúc này đều tác động lên dây Thần kinh số 10 (sẽ có bài viết về dây thần kinh số 10), đây là dây thần kinh vừa tác động nên các đầu mút thần kinh ảnh hưởng đến việc điều khiển bom proton axit dạ dày vừa tác động nên nhịp tim… và chịu sự chi phối của HỆ THỐNG THẦN KINH THỰC VẬT(Hệ thống TKTV), và lâu dài Hệ thống TKTV sẽ bị quá tải và làm rối loạn việc điều tiết bơm axit dạ dày, thần kinh tim..=> dẫn đến hiện tượng hồi hộp, lo lắng, hoảng loạn, dư thừa axits và làm tăng hội chứng trào ngược … Các sang chấn tâm lý cũng làm suy yếu hệ TKTV

Đây là 2 nguyên nhân chính, nhưng 2 nguyên nhân này nó tích lũy dần dần lúc đầu chưa nhiều nên cơ thể chưa phản ứng nhiều khiến chúng ta không để ý, sau một quá trính dài khi bắt đầu các triệu chứng biểu hiện thường xuyên hơn thì lúc đó Hệ thống TKTV đã bị suy yếu nhiều dẫn đến hội chứng rối loạn thần kinh thực vật (RLTKTV), hay nặng hơn là trầm cảm…=> và chúng ta sẽ bước vào những ngày tháng sau đây:

Đi khám tiêu hóa: có viêm hang vị (sung huyết), viêm chợt rải rác, viêm sần ửng đỏ (nếu có Vi khuẩn HP), trào ngược thực quản độ A (để lâu có thể loét thực quản….) => Uống thuốc Như 3 đơn trên. Khi uống thuốc sẽ thấy khoảng 1-2 tuần đầu có giảm một chút, nhưng càng về sau càng thầy không khỏi mà còn khó chịu hơn. Bởi vì tất cả các đơn thuốc dạ dày như trên đều hướng đến 2 yếu tố chính là:

DÙNG THUỐC ĐỂ ỨC CHẾ TIẾT AXIT (BƠM PROTON) DẠ DÀY VÀ THUỐC BAO BỌC, TÁI TẠO NIÊM MẠC DẠ DÀY, TRONG TRƯỜNG HỢP CÁC BẠN BỊ VI KHUẨN HP THÌ SẼ MỆT MỎI HƠN RẤT NHIỀU KHI PHẢI UỐNG TỪ 2 LOẠI KHÁNG SINH TRỞ LÊN, nếu bác sỹ nào có kinh nghiệm hơn sẽ kết hợp thêm một loại thuốc hỗ trợ nhẹ về tâm lý và an thần, Nhưng:

Tất cả các thuốc ức thế tiết axit dạ dày đều chỉ là can thiệp một cách cơ học là giảm và giảm axits dạ dày, nhưng nếu không kiểm soát được thì khi chúng ta ăn thức ăn vào dạ dày, axit khi đó lại không đủ để tiêu hóa thức ăn sẽ gây đầy hơi, đầy bụng, lâu tiêu, thức ăn ở quá lâu trong khoang dạ dày sẽ lại lên men và sinh hơi, lại kích thíc bơm axits và lúc này khoang dạ dày lại bị tăng lượng axits vượt quá lượng cần lại gây trào ngược …

NGOÀI RA THEO MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, NẾU SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON VÍ DỤ NHƯ NEXIUM quá lâu sẽ có thể dẫn đến hiện tượng teo niêm mạc dạ dày.

+ Các thuốc bao bọc chỉ có tác dụng che chắn phần nào các tổn thương niêm mạc dạ dày, thực quản nếu lượng axits nhiều và tổn thương sâu hơn thì thuốc bao bọc cũng chỉ giảm một chút triệu chứng, các thuốc tái tạo niêm mạc tái tạo không kịp so với các tổn thương do dư thừa axits..

– Và chúng ta bắt đầu rơi vào vòng xoáy hoang mang, hoảng loạn (đặc biệt là mọi người hay lên google tra triệu chứng và dần dần đều dẫn đến bênh nguy hiểm..) và khi đó lại càng làm cho Hệ TKTV bị tác động mạnh => Suy yếu và đến một lúc nào đó các bạn sẽ mất phương hướng (vì đã tống vào bụng đủ thứ thuốc và thực phẩm chức năng, ai mạch gì nói hay đều làm theo và làm cho cơ thể càng bị loạn lên).

– Lúc này cơ thể sẽ thường xuyên mỏi mệt, lo lắng bệnh tật, sợ ăn, sợ uống mất ngủ => cơ thể như cái máy chạy quá công xuất nhưng không được cung cấp đủ năng lượng (thiếu dinh dưỡng: chất béo, tinh bột, vitamin họ B.. thiếu sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, chất đạm, vitamin C, E.. thiếu sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng (hệ miễn dịch), ..

NHƯ VẬY PHẦN LỚN CÁC VẤN ĐỀ CỦA CÁC BẠN CÓ THỂ KHẲNG ĐỊNH:

– Các bạn không có bênh tật gì nguy hiểm dựa trên các triệu chứng về tiêu hóa (vì hầu hết là mới tầm soát thậm chí là nội soi đi nội soi lại rất nhiều lần, các tổn thương chủ yếu là viêm sung huyết hang vị, chợt rải rác, viêm sần ửng đỏ do vi khuẩn HP, trào ngược độ A, thực quản trợt rải rác, trào ngược 1/3 thực quản…, có thể có một số bạn bị nặng hơn một chút).

– Uống thuốc theo phác đồ nhưng không thuyên giảm chứng tỏ triệu chứng không thể khỏi bằng thuốc và chưa hoàn toàn đúng nguyên nhân gây bệnh.

– Nguyên nhân chính là:

+ Làm việc, sinh hoạt không điều độ đặc biệt là giờ giấc ăn uống, chưa để ý đến vấn đề ăn uống, trước đây không coi trọng nó: luôn để bụng đói, bị kích thích, khi dư axits thì không ăn gì để aixit tiêu hóa và tất nhiên dinh dưỡng vào cơ thể thiếu chầm trọng => cơ thể suy nhược cả về thể chất và tinh thần.

+ Việc quản trị cảm xúc và tâm lý chưa tốt: cầu toàn, hay suy diễn thái quá, luốn cho phép các áp lực công việc, tình cảm….can thiệp vô điều kiện vào hệ thống thần kinh, rồi lo lắng mất định hướng trong bệnh tật => càng làm cho Hệ TKTV suy yếu = > rối loạn các điều tiết về bơm axits dạ dày, nhịp tim …=> Trào ngược, hồi hộp, lo lắng, hoảng loạn.

VẬY PHẢI LÀM GÌ??? ĐÂY CHÍNH LÀ ĐƠN THUỐC PHÙ HỢP

VỀ TÂM LÝ:

Yên tâm về bệnh tật:

Không có bệnh gì nguy hiểm (đã khám, thậm chí là khám rất nhiều), nếu vẫn còn hoang mang thì chia sẻ tâm trạng trên mạng xã hội để nói chuyện riêng về vấn đề này thường xuyên để dược chấn kịp thời.

Không được sống và suy nghĩ cầu toàn nữa:

Khi đã không có sức khỏe, thì hạnh phúc nhất là được khỏe mạnh, vậy thử hỏi cái gì còn quan trọng hơn nào (ví dụ giờ cho các bạn thêm 1 tỷ mà các bạn phải tiếp tục chịu đựng như thế này dài dài các bạn có muốn nhận không, hay bây giờ nếu ai đó chữa khỏi cho các bạn ngay để một sớm mai em dậy khỏe mạnh, vui vẻ ăn sáng cf đầu hè người ta bảo các bạn trả công 100 triệu có trả không … trả ngay, vì đi khám và tiền thuôc cả vài trăm rồi mà).

Quan điểm “Nhất thì bét” cần được áp dụng triệt để ở đây theo hướng tích cực có nghĩa là cùng lắm thì nghỉ việc tìm việc khác, cùng lắm thì về quê, cùng lắm thì ….về more (bệnh nà nhiều lúc sống như chết mà), vậy còn gì đáng sợ nào. Nói vậy không phải là chúng ta phải nghỉ việc, bỏ việc mà chúng ta thay đổi cách suy nghĩ để không để những áp lực không đáng tiếp tục làm tổn hại hệ thần kinh của chúng ta.

Bệnh này càng nhàn rỗi càng nặng thêm vì buồn chán, rảnh rỗi lại ngồi suy diễn, cảm nhận từng thay đổi nhỏ của cơ thể rồi lại đau đâu nghĩ bệnh nặng ở đó lại hoảng loạn, do vậy cần bơ đi mà sống và làm việc: Hãy Quên bệnh tật – Quên tuổi tác đi

Cố gắng kìm chế các cơn cáu bẳn, nóng giận, phải xác định được tính cách điểm yếu của mình…khi chuẩn bị thì đứng dậy đi chỗ khác, hoặc nghe nhạc, hoặc đi tập thể thao….làm bất kỳ việc gì để có thể quên đi, hướng đến và rèn luyện một cách suy nghĩ vị tha, bao dung, mỉm cười và quay đi khi không vui.

Không xem các bộ phim tâm lý xúc động hoặc phim hành động quá giật gân nên hướng đến các bộ phim trữ tình êm đềm, vui vẻ hài hước.

Không ngồi một mình hoặc để một mình quá lâu…..đt cho bạn bè, xem film, đọc chuyện.

Nếu thấy mệt mỏi quá cần đi đâu đó chơi vài ngày ….

Tóm lại là phải tập luyện để làm chủ cảm xúc, sống vui vẻ lạc quan, nghĩ tích cực, không đểu cáu giận, vui buồn thất thường, không để áp lực quá về công việc, tình cảm nhưng cũng đừng để mình nhàn rỗi

VỀ CÁCH XỬ LÝ CÁC TRIỆU CHỨNG:

Đây là việc vô cùng quan trọng, nếu không biết cách đối diện và xử lý với các triệu chứng thì các bạn sẽ không thể thoát ra được: vì nó cứ trào ngược, cứ tức ngực, cứ hoảng loạn, lo âu…Vậy làm thế nào:

– Khi bị trào ngược: Bất cứ khi nào bị trào ngược các bạn đều phải giải quyết để giảm thậm chí là cắt triệu chứng, chứ không được chịu trận:

+ Nếu trào ngược vào buổi sáng khi ngủ dậy: Các bạn cứ mạnh dạn uống một cốc nước ấm kết hợp xoa bụng (trước khi đánh răng), VS cá nhân xong các bạn có thể sử dụng một gói dạng bột hoặc gel (mình trước đây hay dùng Gastropugite) pha với ít nước ấm rồi uống, nếu các bạn bị đi ngoài lỏng thì có thể sử dụng gói Smecta (nhưng không sử dụng quá 3 gói/ ngày, và không quá 5 ngày liên tục – Có bài viết giải thích sau) sau đó dù có chướng bụng lắm các bạn cũng phải ăn theo nguyên tắc: Cố gắng ăn đặc ấm, hoặc tinh bột dễ tiêu hóa, có thể mỗi thứ một chút: một cốc dinh dưỡng đủ chất + một bát mỳ nấm nhỏ, hoặc một bát phở gà hoặc bò tái nhỏ + sau đó có thể ăn thêm chút bánh mỳ trứng… nói chung là ăn đủ chất nhưng không quá no.

+ Trào ngược vào tất cả các thời điểm khác:các bạn phải dựa trên nguyên tắc nếu bụng đang rỗng và còn cào thì nhất định phải ăn gì đó để axits có cái tiêu hóa, nếu không nó sẽ “ăn” niêm mạc dạ dày và thực quản của chúng ta: cháo đặc ấm, khoai tây, khoai sọ luộc nhừ, bánh mỳ nóng, bí quá thì bánh giò, bánh bơ, mỳ tôm, mỳ, phở … các bạn nhớ là kể cả khi đi ngủ nếu các bạn thấy cồn cào trào ngược vẫn phải dậy ăn nhẹ không đẻ dạ dày dự thừa axit đi ngủ, kể cả 2-3 giờ sáng cũng phải dậy ăn. Có thể kết hợp sử dụng các gói bao bọc niêm mạc nêu trên…

Nên nhớ: khi ăn xong rồi không thể hết ngay, nhưng yên tâm là niêm mạc sẽ không bị tổn thương thêm vì các bạn đã uống bao bọc niêm mạc và dạ dày đã có thứ để axit tiêu hóa.

+ Nếu trào ngược do ăn thứ gì đó: thì phải bỏ ngay không ăn nữa, và tìm thứ khác ăn vào để trung hòa axits, ví dụ mình thi thoảng uống phải cafe không chuẩn sẽ bị kích thích trào ngược khi đó sẽ bỏ café ngay, uống một chút nước ấm để làm loãng chất café, sau đó tìm cái gì ăn nhẹ, và quên đi.

– Nếu bị đau lâm râm vùng bụng, ra sau lưng, bụng dưới bên trai, vùng rốn, liên sường..: Đó chính là triệu chứng ruột kích thích và thần kinh kinh thích các bạn nên xoa ấm vùng bụng hoặc trườm ấm kết hợp uống các loại thuốc giảm kich thích co bóp, ví dụ như Nospa (chỉ dùng khi bị đau, không dùng lâu dài).

– Nếu các bạn bị hồi hộp, lo lắng mệt mỏi: Các bạn nên sử dụng Vitamin họ B, C, kết hợp ăn nhẹ, uống nước ấm, đi lại tập vận động nhẹ, không nằm, ngồi nghĩ một mình, lo một mình, phải đảm bảo ăn gì đó rồi có thể đi nằm nghe nhạc, xem phìm (không được xem điện thoại hoặc màn hình điện tử) và ngủ một chút….vấn đè này liên quan đến dây thần kinh số 10 và suy nhược cơ thể sẽ có bài viết riêng.

TÓM LẠI KHI BỊ CÁC CHIỆU CHỨNG TRÊN CÁC BẠN CẦN PHẢI ĐẢM BẢO:

VỀ DINH DƯỠNG

– Ăn: Đảm bảo đủ dinh dưỡng (có bài viết riêng: Đạm + Chất béo + Tinh bột), chia nhỏ bữa ăn, chọn đồ ăn dễ hấp thu, không ăn những đồ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh này (sẽ có bài viết riêng), Bữa sáng và trưa khó ăn nên lựa chọn đồ ăn dễ hập thu, ăn ít nhưng đủ chất: ví dụ mình buổi sáng bao giờ cũng có :

1 cốc dinh dưỡng đủ vitamin và khoáng chất + lợi khuẩn + chất xơ, 1 bát mỳ không chiên hoặc mỳ gạo nấu với nấm + rong biển, hoặc chút phở ức gà hoặc thi thoảng là phở bò tái, bún riêu cua ốc… sau đó uống bổ sung thêm Vitamin, Omega – 3 như vậy bữa sáng của mình rất đủ dinh dưỡng, trưa ăn sao không bị áp lực, ưu tiên đồ luộc, kho, hạn chế chiên xào, rán, riêng đối với bệnh này do lợi khuẩn chết nhiều(do quá trình sử dụng thuốc, căng thẳng, mất ngủ…) và ăn ít chất xơ nên các bạn phải bổ sung bằng được 2 thứ này LỢI KHUẨN + CHẤT XƠ (sẽ có bài viết riêng).

– Uống: Cẩn uống đủ nước, cách tính 0,4L/10 Kg trọng lượng cơ thể, ví dụ 70 kg thì sẽ cần 2,8 lít nước mỗi ngày, uống giảm dần từ sáng về tối (sẽ có bài viết riền về nước)
VỀ DINH DƯỠNG SẼ CÓ NHIỀU BÀI VIẾT VỀ THỰC PHẨM CÓ LỢI CHO DẠ DÀY VÀ TIÊU HÓA, CŨNG NHƯ CÁCH CHẾ BIẾN.

GIẤC NGỦ:

Thường bệnh này phần lớn các bạn bị rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, ngủ muộn, ngủ hay giật mình, mất ngủ, tỉnh giấc do trào ngược…(sẽ cso bài viết về giấc ngủ kỹ hơn), trước mắt các bạn cố gắng rèn luyện và đảm bảo như sau:

Giấc ngủ ban đêm: Hãy dành 5-10 phút làm ấm gan bàn chân (ngâm chân, masa chân, dùng tay bấm các huyệt gan bàn chân), sau đó lên giường sớm định ngủ 11h thì các bạn lên giường lực 10h30 đảm bảo phòng ngủ càng tối càng tốt thả lỏng toang thân, nằm ngửa để một cái gối nhỏ hoặc gối ôm để gác chận (phần sau khớp gối), các bạn có thể để đt xa bật các bài hát nhạc nhẹ nhàng, hoặc các bản đọc chuyện đêm khuya hay, hoặc suy nghĩ tưởng tượng, mơ ước đến một cuộc sống êm đềm, một tình yêu, tình bạn, hay đơn giản nhớ về làng quê thành bình và tuổi thơ của các bạn… khi các bạn thấy díu mắt thì phải với tay tắt điện thoại ngay …

Bệnh này nếu ngủ muộn, thiếu ngủ sẽ là kẻ thù, các bạn ghi nhớ điều đó, và nếu các bạn ngủ muộn, mất ngủ và từ đó dậy muộn ăn sáng sau 9h sáng các bạn sẽ thấy trạo ngược tăng ngay và cả ngày mệt mỏi lo lắng

Ngủ trưa: cũng rất quan trọng, các bạn nên ngủ trong 30 phút trở lại, nghẹ nhạc, hoặc thả lỏng người, nếu bí quá thì cũng phải nhắm mắt dưỡng thần. Vì giấc ngủ trưa sẽ tại tạo sức khỏe cho hệ thống thần kinh để buổi chiều đỡ mệt mỏi và stress hơn. Nhưng các bạn không được ngủ trứ quá 1h, khi đó nhịp sinh học sẽ bị thay đổi, hệ thần kinh bị “buồn ngủ theo” sẽ mệt mỏi hơn, và buổi tối sẽ khó ngủ.

Các bạn nhớ một nguyên tắc” BAN NGÀY MÀ VUI VẺ LẠC QUAN CƠ THỂ SẼ TIẾT RA CÁC HÓC MÔN CÓ LỢI CHO GIẤC NGỦ VỀ BAN ĐÊM.

VẬN ĐỘNG:

Mỗi bạn sẽ có tuổi tác, cấu trúc cơ thể và những đặc điểm hoàn cảnh riêng nên các bạn cần lựa chọn cho mình một phương thức vận động phù hợp với mình, vận động không chỉ nói là nâng cao sức khỏe mà còn có rất nhiều tác dụng khác đặc biệt là với loại bệnh của chúng ta. SẼ CÓ CÁC BÀI VỀ VẬN ĐỘNG. Các bạn có thể chia sẻ đặc điểm và hoàn cảnh của bản thân lên nhóm để được tư vấn lựa chọn phương thức vận động cho phù hợp.

LƯU Ý: Các bạn nếu đã dùng hết 1,2,3 đơn thuốc về dạ dày thì không nên dùng bất cứ đơn thuốc nào khác kể cả đông ty y, chỉ làm cho cơ thể loạn lên và bệnh nặng hơn, khó điều trị hơn

Chúc các bạn sớm vượt lên bệnh tật để trở về cuộc sống bình thường!

Tác giả:

Minh Nguyễn
Tôi là Minh Nguyễn, tôi là 9x đời đầu tôi tạo ra trang web này để học hỏi và chia sẻ kiến thức về thủ thuật máy tính cũng như các vấn đề trong cuộc sống

Tìm tôi trên mạng xã hội: