Bước 1: Xác định chiến dịch của đối thủ.
Nên lập tầm 5 đến 10 tài khoản ở các độ tuổi và giới tính khác nhau rồi like tất cả các fanpage của đối thủ.
Khi trở thành fan chúng ta mới có thể xem được tất cả các bài quảng cáo vì đôi khi đối thủ chạy quảng cáo nhưng ko hiện lên dòng thời gian.
Sau đó chúng ta vào các bài quảng cáo của họ xem comment để phân tích khách hàng của họ là ai, họ bao nhiêu tuổi và họ thích những thứ gì.
Bước 2: Phân tích khách hàng của các chiến dịch quảng cáo.
Nếu phân tích cả những người like thì rất mệt nên chủ yếu xem comment của những khách hàng của đối thủ thôi.
Theo dõi các fanpage mà khách hàng của đối thủ đã like
Theo dõi sự kiện tìm sở thích
Theo dõi group tìm sở thích
Theo dõi những nơi check in
Theo dõi các TV show
Theo dõi những nơi đánh giá
Sở thích phim ảnh
Sở thích âm nhạc
Theo dõi các fanpage hơn 100k fan mà khách hàng của đối thủ đã like vì fb cho phép target đến các fanpage có lượng fan hơn 100k.
Chúng ta cố gắng phân tích tầm 50 khách hàng để thu thập được dữ liệu về khách hàng đó để tìm ra được những sở thích chung nhất.
Bước 3: Mô tả chi tiết nghiên cứu và xây dựng target audience list với demographic và customer behavior.
Chúng ta sẽ chia ra từng độ tuổi, từng sở thích, địa phương, học vấn …
Bước 4: Tạo custom target audience insight
Sử dụng A/B Testing để lọc ra được tập khách hàng tối ưu.
Sử dụng thêm sở thích bổ sung mà facebook gợi ý và tự bản thân cũng nên đưa ra dự đoán vì chúng ta là người trực tiếp kinh doanh sản phẩm đó nên sử dụng những thực tiễn trải nghiệm để dự đoán.
Bước 5: Xác định chiến lược hớt váng, nuôi dưỡng hay săn bắn.
Nếu bạn đã có lượng fan tương đối lớn rồi thì có thể áp dụng chiến thuật hớt váng chiến đấu luôn.
Nếu áp dụng chiến thuật hớt váng chúng ta cần phân tích thời điểm để hớt váng.
Lấy danh sách sản phẩm, phân thích trends theo từng thời điểm để tìm ra điểm bùng phát. Đây là thời điểm chúng ta nên áp dụng chiến thuật hớt váng.
Ví dụ sắp đến thời điểm 1-6 nhu cầu quà tặng cho trẻ em tăng cao nên từ giữa tháng 5 chúng ta phải chạy cho chiến dịch này rồi.
Khi áp dụng chiến thuật hớt váng bạn sẽ có doanh số ngay lập tức tuy nhiên có thể không bền lâu.
Một số bạn trước đó chạy rất thành công và đơn hàng rất nhiều nhưng sau đó bị chững lại nên thường đổi bài quảng cáo. Tuy nhiên đó có thể không phải là nguyên nhân chính. Khi phân tích dữ liệu và kiểm tra tần suất bạn sẽ thấy quảng cáo bị lặp nhiều.
Vì vậy bạn cần áp dụng chiến thuật nuôi dưỡng để chuyển những người chưa có nhu cầu sang mua sản phẩm của bạn và chuyển khách hàng của đối thủ sang mua sản phẩm của bạn.
Áp dụng mô hình AIDA vào trong chiến lược nuôi dưỡng.
Khi áp dụng chiến lược nuôi dưỡng chúng ta phần có kế hoạch nội dung cho từng giai đoạn. Giai đoạn 1,2,3 nội dung sẽ như thế nào.
Xây dựng tập khách hàng theo list rồi chia nhỏ rồi áp dụng các chiến dịch truyền thông nuôi dưỡng như Quảng cáo, PR, Content Marketing.
Các nội dung content trên fanpage theo mô hình AIDA.
Những chia sẻ này có được từ anh Tuấn Hà trong Semina FB – Social Medial in Fintech tại khách sạn Bảo Sơn.
Chân thành cảm ơn những giá trị mà anh mang lại trong buổi hội thảo.
Thêm nữa thì đọc việc đọc report từ những chiến dịch cũng hết sức quan trọng. Report cho các bạn biết được hiệu quả của các chiến dịch, lời lãi bao nhiêu trên mỗi đơn hàng, so sánh độ hiệu quả từng camp
Qua đó thu thập dữ liệu, interest của khách hàng, điểm nào cần khác phục, cần đẩy mạnh điểm nào.
Đây báo cáo kết quả mình chạy đợt rồi. Anh em cần build report như này thì cmt mình chỉ cho.