Kinh nghiệm check chất lượng SEO của một Website hiệu quả, nhanh chóng

goole news

Đây là một trong những kinh nghiệm hiệu quả, những hoạt động thường xuyên đáng kể của mình khi check nhanh một website, để biết chất lượng SEO của website thế nào, hiệu quả ra sao. Kinh nghiệm phù hợp cho anh em áp dụng vào các website của mình cũng như phân tích các website đối thủ, hay các ngành nghề mà anh em muốn. Mình sẽ đi qua 3 phần chính là Technical SEO, SEO Onpage và Link Building.

I. Technical SEO

Về Technical SEO, mình sẽ đi vào 5 phần chính:

Cấu trúc website ( Web Architecture)

Link nội bộ ( Internal link)

Tốc độ load trang ( PageSpeed)

Các yếu tố điều hướng, hỗ trợ bot Google crawl, index ( sitemap, file robot.txt,…)

URL Friendly, Mobile Friendly

Cấu trúc website ( Web Architecture)

Khi tiếp nhận một website, việc đầu tiên mà mình làm là vào xem cấu trúc web, luồng đi của site đó.

Thứ nhất, xem thanh menu có đủ các phần: Homepage, dịch vụ, sản phẩm chính, Blog – tin tức, Giới thiệu- liên hệ, tuyển dụng hay không.

Bằng cách xem nhanh Menu, chúng ta sẽ nắm được cấu trúc của website này, site này đang SEO sản phẩm nào, dịch vụ nào. Đây là nội dung quan trọng nhất của site đó.

Dự đoán được người chủ website này muốn SEO vào đâu, SEO vào homepage, SEO vào danh mục hay SEO vào sản phẩm hay SEO vào bài viết tin tức, blog.

Cấu trúc website cũng phản ánh mức độ đọc hiểu của Google và trải nghiệm người dùng.

Một website được phân luồng rõ ràng các chuyên mục, danh mục category, product sản phẩm, dịch vụ, tin tức rõ ràng, người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin thì đó là một website cấu trúc tốt.

Tính logic – rõ ràng – rành mạch trong cấu trúc web cũng giúp ích cực lớn cho việc bot Google hiểu nội dung website. Thông thường, người dùng cảm thấy dễ hiểu nội dung site thì bot Google cũng sẽ dễ hiểu.

Vào một site mà mình cảm thấy rối khi tìm kiếm thông tin thì như dự đoán, check chi tiết chỉ số traffic, keyword thường không có gì.

Link nội bộ ( Internal link)

Khỏi phải nói mức độ quan trọng của link nội bộ trong website. Đây là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong SEO.

Link nội bộ liên kết giữa các URL bài viết trong cùng website với nhau, có tác dụng điều hướng nội dung người dùng, cung cấp thông tin cho người đọc, còn với Google, Internal link dẫn đường cho bot chạy, mang bot Google đi khắp website.

Liên kết nội dung, tạo một thể thống nhất, nâng cao khả năng index cho website.

Khi check về link nội bộ, mình sẽ vào phần blog/ tin tức để check các bài viết xem có internal link trỏ sang các page khác và trỏ về các bài viết sản phẩm, dịch vụ chính hay không.

Rất nhiều anh em quên phần link nội bộ này hoặc quá ít link nội bộ dẫn đến giảm sự liên kết đáng kể trong website, từ đó dẫn đến việc bot Google hạn chế hiểu về nội dung hơn cũng như đi backlink từ bên ngoài vào không đạt kết quả như mong muốn.

Mỗi bài viết cần có link nội bộ trỏ ra một số bài viết liên quan, và nên trỏ về bài viết dịch vụ,sản phẩm chính.

Pagespeed ( Tốc độ load trang)

Tốc độ load trang là phần quan trọng trong SEO, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng.

Dùng https://pagespeed.web.dev/ để check nhanh pagespeed trên mobile và desktop của một website.

View các bài viết để cảm nhận tốc độ load thực tế.

Cải thiện: Web wordpress đơn giản nhất là cài WP – Rocket, Web code thì phải liên hệ với người code ra web để tối ưu.

Sitemap, File Robot.txt, Cấu trúc URL

Xem nhanh sitemap của site, File robot.txt và cấu trúc URL của site để tối ưu, điều hướng Google Bot và mức độ thân thiện với người dùng.

II.SEO Onpage

Thẻ Heading – HTML

Về check Onpage của web, đầu tiên mình sẽ tìm vào các bài viết SEO chính ở phần dịch vụ, sản phẩm. Cài đặt SEO Quake và Web developer.

View nhanh SEO Quake , tập trung vào phần thẻ Heading và thẻ ảnh, xem các thẻ H1, H2, H3,… của bài viết này thế nào, có đầy đủ không.

Tiếp theo dùng Web developer để check thẻ Heading của bài viết.

Theo nguyên tắc, mỗi bài viết chỉ có 1 thẻ H1, đặt ở tiêu đề chính của bài viết , các tiêu đề phụ như H2 là con của H1, H3 là con của H2,….

Các thẻ H1, H2, H3 không nằm ở phần sidewide ( footer, header, sidebar) của bài viết mà nằm trong phần body content chính.

Phần ảnh điền đầy đủ các trường thông tin cho ảnh.

Search Intent

Search Intent mình sẽ search các từ khóa chính ngoài Google, để xem các bài viết lên Top đầu hiện tại đang viết content như thế nào, bố cục, nội dung, các ý chính ra sao, đặc biệt cách đặt tiêu đề như thế nào để đúng với Search Intent.

Từ đó mình biết được nội dung này cẩn sửa lại như thế nào, audit ra sao để đáp ứng với nhu cầu tìm kiếm người dùng để dễ lên Top hơn.

III. Link Building

🍀 Giai đoạn 1: Định danh thực thể, tăng trust website, verify thương hiệu, tác giả, xác định uy tín của web với Google

👉 Backlink cần dùng: Social Entity, Web 2.0 (Entity) , Profile Social, bookmark từ moneyrobot và SEOAutopilot (backlink tool)

🍀 Giai đoạn 2: Thúc đẩy , rank top từ khóa thứ hạng cao. Site đã có trust, Google hiểu định danh website. thường từ khóa vào được Top 100.

Đi backlink trực tiếp cho các từ khóa cần SEO, đi đa dạng anchortext: anchortext chính xác, anchortext thương hiệu, anchortext từ khóa liên quan, link trần, naked URL,…

👉 Backlink cần dùng: Guest Post blog, báo, Link Gov, Edu. Textlink báo đặt ở các bài viết cùng chủ đề.

Việc đầu tiên mình sẽ check nhanh xem web đã làm Entity hay chưa bằng cách search:

site: https://abc… để xem ngoài Google có các profile mxh, web, blog 2.0 hay không.

Tiếp theo mình Search tên thương hiệu của website, tên domain website để tìm kiếm các website đi guest post, đi link cho website này.

Thứ 3, để đầy đủ thông tin chi tiết hơn thì mình sẽ sẽ đưa website vào Ahrefs hoặc Semrush để check bộ link đầy đủ của website này.

Từ đó mình sẽ biết được Link building Offpage của website làm tới đâu, từ đó biết được site cần làm gì , bổ sung những gì theo quy trình link ở trên để đạt kết quả tốt.

Với quy trình check website như vậy, bạn sẽ hiểu khá tường tận, chi tiết chất lượng SEO của một website, biết được site này đã làm những gì, cần làm những gì, bổ sung yếu tố gì để tối ưu SEO tốt hơn.

Một cách check site hiệu quả cho anh em áp dụng vào cả web của mình cũng như bất kỳ website nào mà anh em muốn check để biết web này đang tối ưu SEO thế nào, hiệu quả đến đâu.

Tác giả:

Minh Nguyễn
Tôi là Minh Nguyễn, tôi là 9x đời đầu tôi tạo ra trang web này để học hỏi và chia sẻ kiến thức về thủ thuật máy tính cũng như các vấn đề trong cuộc sống

Tìm tôi trên mạng xã hội: